• Cơ sở hạ tầng yếu kém trong cả vận tải đường bộ và đường biển sẽ làm hạn chế khả năng
xuất khẩu.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian gần đây cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp chế biến gỗ, thị trường có xu hướng bị thu hẹp, lượng hàng tồn kho của các
doanh nghiệp ngày càng nhiều, giá bán cũng bị chèn ép dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp
phải sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất.
Những hạn chế này ảnh hưởng lên toàn ngành nói chung và từng vùng nói riêng. Thực tế là
một số lượng lớn hàng xuất khẩu đang được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài( FDI), để mở rộng quy mô của ngành công nghiệp đò gỗ trong tương lai cần phải có
một chiến lược rõ ràng để thúc đẩy tính cạnh tranh, gia tăng giá trị xuất khẩu và cơ cấu
lại các doanh nghiệp tư nhân để có thể đứng vững và là những đối thủ cạnh tranh mạnh
trong thị trường đồ gỗ thế giới những năm tới. Cần phải nhấn mạnh rằng giá trị mới là chủ
yếu chứ không phải là số lượng.
Một chiến lược phát triển ngành là rất cần thiết khi mà Bộ Thương mại đã đặt ra mục tiêu xuất
khẩu là 5.56 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và Thủ tướng cũng đặt ra mục tiêu là 7 tỉ đô la Mỹ vào
năm 2020.
1.2 Phương pháp
Chiến lược xuất khẩu ngành gỗ hướng tới việc đưa ra một cơ cấu để đạt được các mục tiêu xúc
tiến xuất khẩu và cải thiện tình hình phát triển của ngành. Xây dựng trên những đánh giá tổng
thể về chuỗi giá trị hiện tại, hiện trạng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh xuất khẩu, các yếu tố
thiết yếu để thành công, các chính sách và chiến lược liên quan của chính phủ và mạng lưới hỗ
trợ ngành. Chiến lược này đề ra tầm nhìn dài hạn cùng với các biện pháp và hành động đề xuất
cần được triển khai trong vòng 5 năm tới.
Phương pháp chính được áp dụng là Phân tích chuỗi giá trị và Khung Bốn bánh xe tương tác
(Four - Wheel Gear Interactive Frame) của ITC. Một chuỗi giá trị bao gồm tất cả các cá nhân
và doanh nghiệp mua và bán lẫn nhau để cung cấp một sản phẩm hay một bộ sản phẩm gồm có
các liên kết dọc và ngang.
Trong ngành gỗ, chuỗi giá trị có thể được mô tả như một sự kết nối giữa những nhà cung cấp
nguyên liệu thô (cả gỗ và phụ liệu), nhà sản xuất, nhà xuất khẩu ở phía trong nước và các nhà
nhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng ở phía quốc tế trong.
Khung Bốn bánh xe tương tác được dùng để tạo ra một chiến lược xuất khẩu tổng thể bằng
cách đưa ra cái nhìn gần hơn với 4 hạng mục của vấn đề phát triển chuỗi giá trị là:
5
Nội biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến:
(1) Phát triển nguồn lực liên quan đến khả năng sản xuất của ngành. Nó giải quyết các vấn
đề liên quan đến sản lượng, tăng số lượng, cải tiến chất lượng và quan trọng nhất là
tăng giá trị;
(2) Đa dạng hoá và phát triển sản phẩm như sản xuất dòng sản phẩm mới và/hoặc các sản
phẩm liên quan;
(3) Phát triển nguồn nhân lực bao gồm phát triển và đào tạo nguồn nhân sự và khuyến
khích, thúc đẩy sự liên kết trong ngành.
Biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến:
(1) Cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển ngành;
(2) Các ưu đãi về thương mại cần thiết để cải thiện tính cạnh tranh và nắm bắt giá trị;
(3) Giảm chi phí kinh doanh để đảm bảo và cải thiện tính cạnh tranh của ngành.
Ngoại biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến:
(1) Thâm nhập thị trường bao gồm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và các vấn đề
thâm nhập thị trường khác;
(2) Hỗ trợ trong thị trường như thiết kế, phát triển sản phẩm, triển lãm, vv.
(3) Xúc tiến và xây dựng thương hiệu củng cố hình ảnh của ngàh tại các thị trường mục
tiêu.
Phát triển: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội tại đất
nước mà ngành công nghiệp gỗ đang đóng góp.
2 Hiện trạng ngành
2.1 Các nhóm sản phẩm
Theo bảng hệ thống mã số hàng hoá (HS), ngành gỗ Việt Nam có thể chia ra làm 8 nhóm cơ
bản là:
HS940161: Ghế bọc (khung gỗ)
HS940169 : Ghế không bọc, làm từ gỗ
HS940180 : Các loại ghế khác
HS940190 : Các bộ phận của ghế
HS940330 : Đồ gỗ văn phòng, làm từ gỗ
HS940340 : Nội thất nhà bếp và các đồ gỗ nhà bếp khác, làm từ gỗ
HS940350 : Nội thất phòng ngủ, làm từ gỗ
HS940360 : Nội thất phòng ăn và phòng khách, làm từ gỗ
6
Các sản phẩm cũng có thể được chia ra thành nội thất trong nhà và ngoài trời. Trong nhiều
trường hợp, có thể chia ra theo các kiểu như Cổ điển, Sang trọng, Nông thôn, Hiện đại…
Việc sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam được tiến hành cả tại các làng nghề và tại các xưởng sản xuất
công nghiệp (nhà máy). Có 4 trung tâm sản xuất đồ gỗ chính là Đồng bằng sông Hồng, tỉnh
Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Đak Lak) và Miền Nam Việt Nam (Bình Dương, Tp.
HCM, Đồng Nai và Long An)
Tại đồng bằng sông Hồng thì Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội là những trung tâm hàng đầu về sản
xuất đồ gỗ theo kiểu truyền thống. Những trung tâm nổi tiếng là làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh),
Vạn Điểm (Hà Tây), Vân Hà (Hà Nội)… Còn có rất nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗ tại các
tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hưng Yên. Tổng cộng có 342 làng nghề thủ công làm
đồ gỗ tạ Việt Nam, tạo việc làm cho 99,904 người lao động
2
. Hầu hết các đồ gỗ trạm khảm
được dùng trong nước hoặc xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông.
Các sản phẩm gỗ công nghiệp sản xuất theo quy mô lớn tại Việt Nam, không phải đồ gỗ truyền
thống, tập trung ở 3 khu vực chính là tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Dak Lac) và
phía Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Long An). Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ 3 khu
vực này, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam và Bình Dương. Từ những tỉnh này, các sản phẩm
như đồ gỗ trong nhà và ngoài trời làm từ gỗ tự nhiên, gỗ trồng hoặc gỗ hỗn hợp, gỗ dán và các
vật liệu khác được sản xuất. Thường thì chúng được sản xuất theo yêu cầu và đơn đặt hàng của
khách hàng. Ngoài ra, khu vực này cũng xuất khẩu một khối lượng lớn vỏ bào và gỗ vụn.
Có sự đa dạng rất lớn về các doanh nghiệp trong ngành, từ những tập đoàn, công ty lớn với
nhiều máy móc, dây chuyền hiện đại sản xuất hàng loạt tới những hộ gia đình sản xuất nhỏ hầu
hết với máy móc lạc hậu và phụ thuộc chủ yếu vào lao động thủ công. Việc sản xuất đồ gỗ tại
các gia định trong các làng nghề rất phổ biến ở Việt Nam. Những sản phẩm gia đình này có
nhưng lợi thế lớn vì hầu hết các công đoạn sản xuất đều được thực hiện bởi những người có
tay nghề cao. Họ sử dụng những máy móc rất đơn giản. Nhưng rất khó để họ thực hiện được
các đơn đặt hàng lớn.
Điều này cho phép có sự linh hoạt trong việc tìm kiếm các sản phẩm đa dạng về mẫu mã trang
trí và nó phù hợp cho những ai tìm kiếm các sản phẩm chuyên về thủ công tinh xảo. Một vấn
đề nảy sinh là khi số lượng đơn hàng lớn thì không có đủ nhân lực để làm. Chất lượng có thể
bị giảm, nhà sản xuất giao hàng không đúng hẹ, khách hàng thất vọng và hình ảnh của nhà sản
xuất có thể bị phá hỏng.
2
JICA, 2004
7
Tuy nhiên cũng có rất nhiều công ty có chứng nhận chất lượng và họ có thể điều hành việc sản
xuất để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của khách hàng. Những nhà máy được điều
hành tốt hơn thì có tổ chức tốt và mức độ đầu tư vào sản xuất cũng lớn hơn. Công nhân được
đào tạo lành nghề tại những vị trí chuyên môn. Những người quản lý biết cách tổ chức các tiện
nghi sản xuất sao cho hiệu quả và năng suất. Nhiều nhà sản xuất hàng loạt tại Việt Nam không
tập trung vào một số sản phẩm nhất định, thay vào đó họ trải nguồn lực vào nhiều mặt hàng.
Kiểu sản xuất này cần có mức độ công nghiệp hoá cao hơn và được hưởng lợi việc ứng dụng
các thiết bị điều khiển bằng máy tính, các máy móc dây truyền và môi trường hoàn thiện.
2.2 Chuỗi giá trị của ngành
Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp gỗ được tạo thành bởi sự tham gia của các đối tượng đa
dạng. Những đối tượng chính là gỗ và nguyên liệu tấm ( MDF, tấm nhỏ, lát mỏng, lớp gỗ dán
ngoài ) nguyên liệu hoàn thiện và keo dán, phần cứng và phần nối, đóng gói, cung cấp thiết bị,
chi nhánh bán hàng, công ty vận tải, các cơ quan nghiên cứu phát triển, nhà bán buôn, nhà bán
lẻ, khách hàng (Xem Chuỗi giá trị bên dưới)
2.2.1 Gỗ từ nguồn trong nước:
Gỗ từ nguồn trong nước tại Việt Nam bao gồm gỗ trong rừng tự nhiên, gỗ trồng và gỗ nhân tạo
(MDF, gỗ dán, gỗ mảnh )
Tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam khoảng 8,2 triệu ha, trong đó chỉ có 2,9 triệu ha
được xếp loại là rừng sinh lợi
3
. Việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được nhà nước quản lý rất
chặt chẽ. Khối lượng khai thác được phân bổ hàng năm tuỳ theo từng tỉnh và số lượng chặt hạ
đang giảm dần từng năm trên phạm vi cả nước. Nếu vào năm 1990, khối lượng khai thác hàng
năm là trên 1 triệu M3, thì sau đó đã giảm xuống 300,000 M3 vào năm 2000 và đến 2008 thì
hạn mức khai thác gỗ chỉ còn 120,000 M3 trên cả nước.
Bảng 1: Hạn mức khai thác gỗ tại Việt Nam
Năm 1990s 2000 2004 2005 2006 2007 2008
Hạn ngạch
khai thác (m3)
Trên 1
triệu.
300,000 200,000 150,000 130,000 120,000 120,000
3
Số liệu cập nhật 31.12. 2006 – MARD
8
* Các dịch vụ (Services) ở đây đề cập đến các dịch vụ sấy khô bằng lò, bảo dưỡng dụng cụ máy móc.
** Nguyên liệu hoàn thiện (finishing materials) là các nguyên liệu dùng để chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm ví dụ như băng dính, nguyên liệu mài mòn (đá mài, đánh giáp),
dung môi, sơn mài, sơn nước, vv. Bản thân việc sản xuất đồ gỗ với những công đoạn phức tạp của nó chỉ chiếm 25% giá trị tiêu dùng của sản phẩm. 75% giá trị còn lại nằm
trong chuỗi giá trị bên ngoài. Điều này nhấn mạnh vào cơ hội tăng phần giá trị còn lại cho sản phẩm.
Gỗ nhà
Gỗ nhập
khẩu cho
nhà máy xẻ
Gỗ và ván
nhập khẩu
Tre
Mây và sợi
tự nhiên
Gỗ tiện
Sx Vải
Thuộc da
Nguyên
liệu độn
Hàng thủ công
Dịch vụ*
Đóng gói
Thiết kế, Kỹ
năng
Nhà SX đồ gỗ
Nhà sx bàn ghế có
bọc đệm
Nguyên liệu
hoàn thiện**
Máy móc trong
nước
Máy móc nhập
khẩu
Đào tạo nghề và kỹ
năng quản lý
Đại học
Viện kỹ
thuật
Đào tạo tại
chỗ
Đại lý &
Hãng
mua
hàng
Chuỗi giá trị ngoài nước
Thị trường chính.1 (Tây Âu)
Thiết kế
Vận chuyển
Nhập khẩu
quốc gia
Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Thị trường chính 2 (Mỹ, Nhật)
Vận chuyển Nhập khẩu Bán buôn
Người tiêu dung
Thị trường chính 3. Đông Nam Á
Nhập khẩu
Người hoàn
thiện
Xuất khẩu Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng
9
Cần phải lưu ý rằng, số lượng gỗ tự nhiên khai thác hàng năm ở trên không phải chỉ để sản
xuất đồ gỗ mà còn dùng vào rất nhiều mục địch khác như xậy dựng và khai thác mỏ. Theo
ước tính chỉ khoảng 60% gỗ khai thác từ các khu rừng tự nhiên được dùng vào mục đích sản
xuất đồ gỗ (tương đương 72,000 M3 năm 2008).
Diện tích rừng trồng ở Việt Nam là 2.2 triệu ha, trong đó rừng sinh lợi là 1.45 triệu ha
(681,000 ha là rừng trưởng thành). Khối lượng khai thác từ các khu rừng trồng tăng dần mỗi
năm từ 800.000 M3 năm 2000 lên trên 2 triệu M3 năm 2008. Hầu hết gỗ từ nguồn rừng trồng
của Việt Nam được sử dụng để sản xuất giấy, làm giá đỡ để khai thác mỏ, các nguyên liệu ván,
tấm nhân tạo và sản xuất đồ dùng bằng gỗ.
Tổng khối lượng đồ gỗ sản xuất từ gỗ trồng chiếm khoảng 20% tổng khối lượng gỗ khai thác.
Tổng khối lượng gỗ trồng dùng để sản xuất đồ gỗ từ năm 2003-2006 là khoảng 1triệu M3.
Lượng tiêu thụ gỗ trồng để sản xuất đồ gỗ ước tính vào năm 2010 là khoảng 3.5 triệu M3.
Một khối lượng tương tự nguyên liệu ván, tấm nhân tạo cũng sẽ được sử dụng tới 2010
4
. Một
trong những điểm yếu của gỗ trồng tại Việt Nam là đường kính nhỏ. Điều này có nghĩa là sẽ
khó có thể sản xuất đồ gỗ một cách hiệu quả từ nguồn nguyên liệu này. Hẩu hết được dùng để
sản xuất ván ép nhân tạo và bột giấy. Thêm vào đó, ở Việt Nam không có sản phẩm gỗ được
chứng nhận đủ các tiêu chuẩn về kinh tế xã hội và môi trường do Tổ chức quốc tế về quản lý
rừng (FSC) cấp bất kể là gỗ tự nhiên hay gỗ trồng. (Chỉ có một công ty là OJI, nhà máy sản
xuất giấy với vốn đầu tư của Nhật Bản đạt được chứng nhận FSC cho rừng trồng của họ.
Nguyên liệu được dùng để làm bột giấy).
Để nỗ lực giảm sự khan hiếm của nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, các nhà sản xuất dựa trên
nguyên liệu là gỗ đã thu hút được nhiều sự quan tâm, đầu tư từ chính phủ. Tuy nhiên, dù lý do
gì đi nữa, thì việc sản xuất vẫn không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Điều này thể hiện ở việc
chỉ đạt được 20% tổng công suất chế biến, trong đó:
• Sản xuất gỗ dán: 12 nhà máy và 10 đơn vị sản xuất quy mô nhỏ với công suất thiết kế
150,000 m3 sản phẩm mỗi năm; thực tế chỉ đạt được 60.000 m3 sản phẩm mỗi năm.
• Sản xuất ván dăm, ván ép bột sợi: 6 nhà máy với công suất thiết kế là 88.000 m3 sản
phẩm mỗi năm và có công suất thực tế là 45.000 m3 mỗi năm.
• Sản xuất ván phủ giấy: 9 đơn vị sản xuất với công suất 26.000 m3 sản phẩm mỗi năm
nhưng công suất thực tế là 15.000 m3
Tính trung bình thì tình hình sản xuất chung chỉ đạt mức dưới 50% công suất và đòi hỏi phải
có sự phân tích, quyết định kịp thời để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện tình
hình. Từ nay đến 2020, chính phủ sẽ tập trung vào hai loại sản phẩm chủ yếu là gỗ tấm nhân
tạo, ván dăm và ván ép bột sợi tỉ trọng trung bình sử dụng nguồn gỗ trồng. Mục tiêu đặt ra là
công suất 540.000M3 sản phẩm, 320.000 m3 ván dăm và 220.000m3 ván ép bội sợi mỗi năm.
4
Theo kế hoạch trồng rừng 2006-2010
10
Tuy nhiên, chất lượng gỗ trồng tại Việt Nam còn rất thấp do giống kém và kỹ thuật chăm sóc
không đảm bảo, vì vậy hầu hết chỉ phù hợp để sản xuất giấy và làm nguyên liệu gỗ nhân tạo.
2.2.2 Gỗ nhập khẩu
Lượng tiêu thụ gỗ của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam từ 3-3,5 triệu m3 mỗi
năm nhưng lượng nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 20%, 80% còn lại là nhập
khẩu. Theo thống kê, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hơn 100 nước trên thế giới. Khối
lượng gỗ nhập khẩu tăng lên hàng năm từ 151,5 triệu đô la Mỹ năm 2000 lên 535,8 triệu đô la
năm 2004. Thông thường kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu chiếm 42-49% tổng
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ. Do giá dầu nguyên liệu gia tăng gần đây nên cước phí vận chuyển
từ các quốc gia xa xôi đang xuất khẩu gỗ về Việt Nam như Nam Phi, Nam Mỹ (Brazin…)
cũng tăng rất cao, nếu tính nguồn gỗ từ Nam Phi thì giá cước phí vận chuyển đã chiếm tới
27% giá gỗ nguyên liệu, và nếu tính từ Nam Mỹ thì cước phí vận chuyển đường biển lên tới
37%. Điều này thể hiện tính phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và là điểm yếu
của các nhà sản xuất đồ gỗ ngoài trời giá rẻ, thứ được làm hoàn toàn từ gỗ liền khối.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu gỗ
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 2008
Trị giá nhập
khẩu (nghìn
USD)
151.48
6
160.91
5
249.34
7
344.69
2
535.76
7
720.00
0
1.020.00
0
1.010.00
0
Source: GSO and Trade Information Center
Các công ty chế biến gỗ nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, từ gỗ khúc, gỗ xẻ, đến ván tấm, ván
dăm, ván ép bột sợi và gỗ dán… Nguồn gốc và chủng loại của các loại gỗ này từ rất nhiều
quốc gia trên thế giới
5
:
Bảng 3: Nguồn nhập khẩu gỗ
Loại gỗ nhập khẩu Trị giá (USD) % Xuất xứ gỗ
(*)
1.MDF
111,100,000
11%
Malaysia, Thailand, China, Indonesia,
Australia, Newzeland, Taiwan…
2. Bạch đàn 90,900,000 9% Urugoay, Brazil, Papua New Guinea,
South Africa, Australia, Spain, USA…
3.Thông 80,800,000 8% New Zealand, Chile, China, Findland,
Australia, Taiwan, Canada…
4.Teak (giá tỵ) 60,600,000 6% Myanmar, Ghana, Papua New Guinea
Solomon Island, Costa Rica …
5.Cao su 50,500,000 5% Cambodia, Malaysia, Thailand,
5
Nguồn: Tổng cục thống kê
11
Loại gỗ nhập khẩu Trị giá (USD) % Xuất xứ gỗ
(*)
Indonesia
6.Xylia
Dolabrifornus
50,500,000 5% Myanmar, Laos.
7.Ván dăm gỗ 50,500,000 5% Thailand, Malaysia, China
8. Bạch dương 50,500,000 5% America, Canada
9.Sồi 50,500,000 5% America, Germany, France, China,
Russia, Samoa, Denmark, Canada…
10.Gỗ vơ nia (gỗ
dán)
40,400,000 4% Taiwan, China, USA, Germany, Japan,
Cambodia…
11.Ván ép 30,300,000 3% China, Japan, Malaysia…
12.Chò chỉ 30,300,000 3% Laos, Malaysia…
13.Giáng hương 20,200,000 2% Malaysia, Laos
14.Dầu đen 20,200,000 2% Malaysia, Laos
15. Các loại gỗ khác 272,700,000 27% Myanmar, Ghana, Papua New Guinea,
Australia, New Zealand, Sweden, Brazil,
South Africa, Laos, USA, Canada…
Chi phí cho gỗ và các nguyên liệu nhân tạo chiếm một phần rất lớn trong kết cấu của sản phẩm
(40-65%), do đó việc tìm kiếm giải pháp để làm giảm tối đa chi phí cho vật liệu gỗ đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của các
nhà sản xuất. Thực tế là Malaysia cung cấp đến 50% gỗ sồi cắt khúc cho các nhà sản xuất Việt
Nam trong khi ở Malaysia không có cây sồi mà cây này bắt nguồn từ Mỹ, Đức, Nga và
Rumani. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc tiếp cận các nguồn cung phù hợp. Các nhà
buôn gỗ của Malaysia lại tìm được những nguồn cung tốt hơn để buôn bán với các nhà sản
xuất của Việt Nam. Điều tương tự cũng xảy ra khi các nhà trung gian cung cấp gỗ của Mỹ lại
tìm các nguồn cung từ Canada và bán cho các công ty Việt Nam. Việc có quá nhiều trung gian
tham gia vào quá trình cung cấp nguyên liệu cùng với việc giá nguyên liệu ngày càng tăng đã
làm cho đồ gỗ của Việt Nam càng ngày càng ít lợi thế và đe doạ nghiêm trọng đến khả năng
cạnh tranh. Đây là vấn đề chính cần được giải quyết.
Cùng lúc đó thì các nhà cung cấp truyền thống về đồ gỗ của Việt Nam là Lào, Myanmar,
Indonesia, đã cấm xuất khẩu gỗ khúc. Vì vậy, các công ty Việt Nam đang phải nhập khẩu gỗ
sơ chế với giá cao hơn. Ngoài ra, hầu hết các công ty nhập khẩu gỗ một cách độc lập với số
lượng nhỏ đã làm giá gỗ CIF Việt Nam cao hơn. Bên cạnh những áp lực này, nhu cầu về gỗ
và sản phẩm gỗ tại Trung Quốc đang tăng nhanh sẽ làm tăng áp lực lên việc kiểm kê tài
nguyên gỗ của các nước xuất khẩu lân cận. Việc này đã được nhấn mạnh bởi Quỹ Thiên
nhiên hoang dã thế giới (WWF) rằng nhu cầu tiêu dùng gỗ tại Trung Quốc sẽ tăng
nhanh.
12
Năm 2003, Trung Quốc nhập khẩi khoảng 42 triệu m3 gỗ, trong đó trên 50% đến từ Malaysia,
Indonesia và Nga. Theo dự báo, lượng tiêu thụ gỗ tại Trung Quốc có thể đạt tới 125 triệu
m3/năm vào năm 2010. Việc này chắc chắn sẽ có tác động nhiều đến giá cả.
Gỗ được nhập khẩu là cả hai loại có chứng nhận và không có chứng nhận FSC. Nhu cầu về gỗ
có chứng nhận FSC đang tăng lên ở tất cả các nước tuy nhiên giá của loại gỗ này thường cao
hơn từ 20-25% so với gỗ không có chứng nhận. Giá nguyên liệu thô thường chiếm 35-60%
trong chi phí của sản phẩm đối với đồ gỗ ngoài trời và còn cao hơn đối với đồ gỗ trong nhà
(50-70%). Gỗ nhập khẩu không phải chịu thuế, trừ 10%VAT, nhưng nếu sản phẩm để tái xuất
khẩu thì cũng không phải nộp. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển sẽ làm tăng thêm 40-60% giá trị
thực tế của gỗ.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định bảo tồn rừng tự nhiên vì các lý do môi trường. Điều này là
đúng. Khi những khu rừng tự nhiên và rừng trồng đến thời kỳ khai thác, Việt Nam sẽ có một
nguồn cung tốt hơn về nguyên liệu nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Trong
khi đó việc nhập khẩu gỗ thực sự là một trở ngại đối với các nhà sản xuất và cần phải có
một chiến lược để làm giảm gánh nặng này. Ví dụ tăng thêm lượng kim loại và giảm gỗ đối
với đồ nội thất ngoài trời, cải tiến thiết kế, thêm tre, thêm sợi, vv.
2.2.3 Các nguyên liệu khác
Sự sẵn có và nguồn cung của các nguyên liệu khác như tre, mây, cói, nhôm/kim loại, da, gốm,
sơn mài, kính, nhựa, vv cũng giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, phát triển và đa dạng hoá
sản phẩm đồ gỗ. Điều này là đúng với tất cả các cấp độ thị trường.
Những nguyên liệu này đều có tại Việt Nam nhưng ở mức độ cạnh tranh khác nhau so với các
nước khác trên thế giới. Việt Nam đôi khi được gọi là “Đất nước của cây tre”, và có nguồn
tiềm năng lớn. Bản thân cây tre và các sản phẩm từ tre như nan tre, tre đan có thể kết hợp rất
tốt với gỗ trong quá trình thiết kế và sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, cũng như cây mây, cây
tre ở Việt Nam cũng đang bị đe doạ cạn kiệt và cần có biện pháp triệt để để bảo tồn và trồng
mới . Giá cả ngày càng cao và giờ đây Việt Nam đang phải nhập khẩu mây tre từ Trung Quốc,
Lào và Indonesia.
Căn cứ vào tình hình trên, chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển các sản
phầm phi gỗ rừng tới năm 2015, trong đó tre và mây là hai thành phần quan trọng.
Gỗ kết hợp với kim loại đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu nước
ngoài, nhưng chỉ có một số nhà máy tại Việt Nam có thể sản xuất các bộ phận kim loại như
khung đúc, khung lắp ghép. Chất lượng và thiết kế vẫn rất hạn chế và các nhà xuất khẩu đồ gỗ
vẫn phải nhập khẩu các bộ phận này từ Trung Quốc và một số nơi khác để đáp ứng đơn hàng.
Sự phát triển nguyên liệu kim loại và các nguyên liệu đầu vào khác cho ngành công nghiệp là
thiết yếu và có khả năng mang lại lợi nhuận để có thể nắm bắt được phần lớn hơn nữa trong
13
chuỗi giá trị.
2.2.4 Phần cứng và phụ kiện
Phần cứng, phần lắp ghép và các phụ kiện được sản xuất tại địa phương hoặc mua lại từ các
nhà buôn và các nguồn từ nước ngoài. Các phần cứng như bu-lông, ốc vít, đinh vít, đinh, vv
được sản xuất trong nước nhưng rất hạn chế về chất lượng và chủng loại. Việc cung cấp các
mặt hàng này là cơ hội lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp phụ liệu. Đài Loan là một mô
hình hoàn hảo cho việc phát triển ngành này và cần được nghiên cứu cụ thể trong quá trình
hoạch định chiến lược phát triển ngành. Với những phụ kiện lắp ráp đặc biệt họ vẫn nhập khẩu
từ Đức, Ý, Nhật, Trung Quốc và Đài Loan. Trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ cung
cấp những phần cứng thích hợp và/hoặc các phụ kiện mà nhà sản xuất cần để đảm bảo chất
lượng sản phẩm. Các phụ liệu này cần được cung cấp trong nước (Việt Nam) càng nhiều càng
tốt.
Các phụ kiên khác như sơn xịt, sơn nước, keo dán, lá kim loại, sợi, vv có thể được sản xuất tại
Việt Nam, nhưng vẫn cần nhập khẩu các nguyên liệu chất lượng cao.
Các phần cứng và phụ kiện này chủ yếu được bán tập trung tại TP.HCM và điều này có thể
gây khó khăn cho những nhà sản xuất tại miền Bắc khi mà hoạt động phân phối hàng hoá còn
yếu.
Trong nhiều trường hợp các công ty nước ngoài đã tự sản xuất phần cứng và phụ kiện tại Việt
Nam hoặc kết hợp với các công ty thương mại địa phương. Cần phải khuyến khích đầu tư vào
lĩnh vực này và trợ giúp các nhà sản xuất trong việc sản xuất tại địa phương vì mặt hàng này có
tiềm năng rất cao trong việc thay thế nhập khẩu. Một số công ty đã đặt các chi nhánh đại diện
ở nước ngoài để thúc đẩy bán hàng.
2.2.5 Máy móc
Máy móc và thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính cạnh tranh trong ngành công
nghiệp đồ gỗ. Các máy chế biến gỗ cơ bản được sản xuất tại Việt Nam và cung cấp cho các
nhà sản xuất quy mô nhỏ trong nước hoặc các công ty lớn. Có một số công ty chuyên về lĩnh
vực này nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ (80%) và trung bình (20%), sản xuất những thiết bị
rất cơ bản với công nghệ thấp. Các máy móc phức tạp hơn được nhập khẩu mới hoặc đã qua sử
dụng. Thiếu nguồn nhân lực lành nghề có khả năng sử dụng những thiết bị phức tạp và cơ sở
cung cấp phần mềm, công cụ và dịch vụ bảo dưỡng thì còn rất đơn giản. Thường thì khi mua
máy móc đã qua sử dụng người mua không được cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng và cách
bảo dưỡng thiết bị nên khi vận hành thường không được như mong muốn. Nhiều xưởng chế
biến gỗ được đặt gần các làng nghệ gỗ mỹ nghệ (tại Hà Tây và Bắc Ninh), những xưởng này
đôi khi chỉ ở quy mô gia đình và sản xuất bằng các dụng cụ đơn giản như cưa dài, cưa máy,
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét