→
Với đặc tính trên KCN tạo khả năng thuận lợi để đạt được yêu cầu đề ra
khi thu hút vốn đầu tư . Do môi trường đầu tư thuận lợi nên doanh nghiệp nước
ngài có thể đưa vốn đầu tư lớn vào KCN để hoạt động . Họ có thể yên tâm với môi
trường đầu tư hội đủ các điều kiện cần thiết cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao ,
một địa bàn bảo đảm an ninh , an toàn xã hội .
- Chuyển giao công nghệ : Mặc dù tại KCN người ta chủ yếu thực hiện các
thao tác lắp ráp cấu kiện là chính và rất ít hoặc không có hoạt động nghiên cứu
song chuyển giao công nghệ ở đây vẫn diển ra thông qua một số hình thức sau :
+ Đào tạo công nhân nước chủ nhà để sử dụng máy móc và công nghệ sản
xuất .
+ Công nhân được đào tạo về kỷ luật lao động ý thức đúng giờ , và thói quen
lao động công nghiệp .
+ Các giám đốc , kỹ sư , kỹ thuật viên có được kỹ năng cần thiết của tác
phong làm việc công nghiệp trong quản lý và kiểm tra chất lượng .
Đồng thời những máy móc thiết bị hiện đại , công nghệ sản xuất hiện đại sẽ
được áp dụng sản xuất tại KCN , như thế sẽ nâng cao được mức độ trang bị và trình
độ sử dụng máy móc thiết bị tại nước sở tại .
-Tạo việc làm , giải quyết thất nghiệp
Việc thành lập KCN sẽ góp phần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm
tại địa phương . Ngoài một lực lượng lớn sẽ vào KCN để sản xuất trực tiếp thì nó
còn tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động gián tiếp trong các ngành dịch vụ , xây
dựng cơ bản phục vụ cho quá trình phát triển KCN.
Đối tượng được thu hút chính vào làm việc tại các KCN thường là lao động
phụ nữ trẻ không có tay nghề từ các nông thôn ra . Sở dĩ các công ty này sử dụng
các loại lao động này vì :
+ Phụ nữ phù hợp với các thao tác cần sự khéo léo .
+ Phụ nữ có khả năng thích ứng với các hoạt động lắp ráp đơn điệu .
5
Thông thường tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thì tỷ lệ lao
động nữ chiếm rất cao . Nhưng với ưu tiên về lao động nữ tại các KCN thì nó đã
phần nào giải quyết được những vấn đề thất nghiệp tại các quốc gia này .
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu
Cùng với việc hình thành và phát triển KCN thì việc hình thành vùng nguyên
liệu cho KCN là cấp bách và cần thiết . Thay cho việc sản xuất lương thực nhân
dân xung quanh KCN sẽ được định hướng thay thế trong các loại nguyên liệu phục
vụ cho nhà máy trong KCN . Từ đó giúp nâng cao giá trị nông sản , mở rộng thị
trường , thu hẹp khoảng cách giữa các vùng , góp phần xoá đói giảm nghèo , và
phát triển kinh tế .
- Cho phép khắc phục yếu kém về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng KCN. Để có thể
thu hút được nhà đầu tư vào KCN không những cần phải có chính sách ưu đãi tốt ,
mà cần có cơ sở hạ tầng tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất .
Cần có việc phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng tại KCN , bên cạnh đó việc đảm
bảo hệ thống nhà máy , các phòng ban , hệ thống dịch vụ trong các KCN cũng phải
hoàn thiện việc phát triển hệ thống các cơ sở hạ tầng ngoài KCN như : Làm đường
giao thông , các công trình nhà ở cho công nhân , các công trình phục vụ cho vui
chơi ,giải trí …
Kết quả quá trình xây dựng đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng ,
không ít vùng nông thôn đất đai sinh lầy , hoang hoá , ít có khả năng sinh lợi sau
khi xây dựng KCN đã trở nên sầm uất , đời sống king tế xã hội được lột xác .
- Tạo ra mô hình kinh tế năng động đóng góp lớn vaòi tăng trưởng kinh tế
+ KCN sẽ là nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật năng động , công nhân lành
nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao , đủ sức vươn ra thị trường thế giới .
+ KCN sẽ là sợi dây nối liền giữa nền kinh tế thế giới và Việt Nam .
+ Hình thánh một số ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới ( dệt may , đồ gia dụng , giày dép … ).
6
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu của nền kinh tế .
+ Phát triển các ngành công nghiệp theo đúng hướng , và quy hoạch
chung .
+ Các KCNgóp phần hình thành các khu kinh tế trọng điểm cho cả
nước , đảm bảo được yêu cầu về quy hoach vùng lãnh thổ .
3. Những nhân tố thu hút vốn đầu tư vào các KCN
- Vị trí địa lý
Đây là nhân tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư vào các KCN, và vị trí địa lý
liên quan đến một loạt vấn đề cho sản xuất như tạo nguồn nguyên liệu , nguồn lao
động , tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm , mạng lưới giao thông …Các nhà đâud tư
sẽ căn cứ vào ngành nghề , khả năng tài chính của mình sẽ quyết định đầu tư vào
KCN này hay KCN khác .
Chẳng hạn , với doanh nghiệp chế biến nguyên vật liệu . Nguyên vật liệu
dùng cho chế biến khối lượng lớn cồng kềnh ,dễ hỏng , chở đi xa gặp khó khăn , vì
vậy nên chọn địa điểm KCN gần vùng sản xuất .
Còn với cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm khó bảo quản , khó chở đi xa
thì nên chọn địa điểm gần nơi tiêu thụ .
Với những cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguyên liệu có sẵn , không
đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp thì có thể chọn địa điểm ở nhiều nơi .
- Hạ tầng trong và ngoài KCN : Bao gồm
+ Hệ thống đường giao thông trong KCN .
+ Hệ thống nhà xưởng phục vụ cho sản xuất .
+ Hệ thống các phòng , nơi ban làm việc của ban quản lý KCN .
+ Hệ thống điện nước .
+ Hệ thống thông tin liên lạc .
+ Hệ thống xử lý chất thải .
- Các công trình bên ngoài KCN
+ Hệ thống khu nhà ở cho công nhân .
7
+ Hệ thông đường giao thông dẫn tới KCN .
+ Các công trình phục vụ cho giải trí .
+ Hệ thống nhà nghỉ , khách sạn .
+ Hệ thống bưu điện , phục vụ y tế .
+ Bể bơi , sân tập thể thao cho công nhân viên …
- Chính sách của nhà nước
+ Các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai tại các KCN
Giá thuê đất .
Cơ chế giao đất , thuê đất .
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
Quy mô sử dụng đất .
+ Các chính sách ưu đãi vầ tài chính .
Chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi .
Chính sách ưu đãi các loại thuế ( thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế tiêu
thụ đặc biệt , thuế xuât nhập khẩu … ) .
+ Các chính sách liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng : Việc đền bù giải
phóng mặt bằng .
+ Các chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực .
+ Các thủ tục hành chính .
+ Chương trình vận động đầu tư : Đó là bản tường trình , giới thiệu về
KCN với tất cả các nhà đầu tư , nội dung bao gồm :
* Nêu toàn bộ các điều kiện thuận lợi về KCN :
Về vị trí địa lý .
Về cỏ sở hạ tầng .
Nguồn lao động tại KCN .
* Nêu ra những ưu đãi về đầu tư :
Những ưu đãi về thuế .
Những ngành công nghiệp ưu tiên lựa chọn .
8
Về thuế đất .
Yêu cầu về xây dựng nhà xưởng .
II. THỰC TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1. Thành tựu đạt được
* Sự phát triến rầm rộ các KCN
Tính đến cuối năm 1997 cả nước có 48 KCN, trong đó Miền Bắc 10 KCN,
Miền Trung 6 KCN , Miền Nam là 32 KCN.
Sau ba năm tới tháng 3/2000 số lượng KCN trên toàn quốc là 65 KCN, được
thủ tướng chính phủ thành lập và cho thuê đất . Các KCN tập trung ở 27 tỉnh thành
phố trực thuộc trung ương , còn 34 tỉnh chưa có KCN. Diện tích đất đã cho công ty
xây dựng cơ sở ghạ tầng là 24.395 ha , diện tích đất KCN theo chi tiết là 5.350 ha .
Diện tích đất của các KCN đã lấp đầy 1.680 bằng 32% diện tích đất công nghiệp
theo quy hoạch chi tiết . Và 48% diện tích đất đã tạo mặt bằng công nghiệp có các
công trình hạ tầng có thể thu hút đầu tư 1.680/3.550 và mặt bằng 24%tổng diện tích
công nghiệp theo quy hoạch .
Các KCN đã đầu tư theo ba loại hình là KCN do các doanh nghiệp trong
nước đầu tư 51 KCN . KCN liên doanh với nước ngoài là 13 KCN. KCN đầu tư
100% vốn nước ngoài 1 KCN .
Các KCN đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng là 16 KCN , các KCN đang đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng là 34 KCN , và KCN chưa đầu tư xây dựng là 15 KCN .
Các KCN đã thực hiện song đền bù giải phóng mặt bằng là 22 KCN , đang thực
hiện đền bù là 13 KCN . .
* Thu hút được lượng vốn đầu tư lớn đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn
lao động .
Việc thu hút vốn đầu tư vào KCN đạt kết quả nhất định , số lượng các dự án
được cấp phép và đi vào sử dụng tăng liên tục qua các năm . Cùng với nó là việc
thu hút lao động rất lớn vào làm việc trong KCN , đó là dấu hiệu đang mừng . Theo
số liệu thống kê , đến cuối năm 1997 các KCN đã thu hút được 543 doanh nghiệp
9
với tổng số vốn thuẹc hiện trên 2 tỷ USD , đã thu hút được 8.8 vạn lao động ,
không kể số lượng lao động xây dựng cơ bản và làm việc trong lĩnh vực phục vụ
cho KCN .
Cho đến cuối năm 1999 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt
động tổng số vốn đăng ký là 7.8 tỷ USD , trong đó 569 doanh nghiệp nước ngoài
vốn đănh ký 1800tỷ tương đương 1.4 tỷ USD chiếm 36% số dự án và 17% tổng số
vốn đầu tư . Trong tổng số các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động , đã thu hút
được 14000 người lao động , tạo sức mua cho thị trường trong nước 1000 tỷ đồng .
Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2000 đã có thêm 68 giấy phép đầu tư nước ngoài đăng
ký vào KCN với tổng số vốn đăng ký 186,3 triệu USD tăng 97 % về tổng dự án so
với cùng kỳ năm trước . Do kinh doanh có hiệu quả đã có 18 dự án mở rộng quy
mô sản xuất với tổng số vốn đầu tư gần 80 triệu USD , đã thu hút tới 180.000 lao
động trực tiếp , đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động gián tiếp .
Cho đến nay , đầu năm 2002 theo bộ kế hoạch và đầu tư thu hút 795 dự án
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , tổng số vốn đầu tư là 7.555 triệu
USD , 674 dự án trong nước tổng số vốn 30.090 tỷ đồng , tạo việc làm cho 233.000
lao động .
* Các KCN đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế . Hoạt động
của các KCN đạt được kết quả nhanh hơn so với nền kinh tế nói chung , ngành
công nghiệp và các khu đầu tư nước ngoài nói riêng và giữ được mức tăng trưởng
cao qua mấy năm gần đây .
Năm 1997 : KCN đạt tổng giá trị sản lượng 1.155 triệu USD chiếm 15% giá
trị sản xuất công nghiệp . Đóng góp vào xuất khẩu 848 triệu USD gần bằng 10%
giá trị xuất khẩu cả nước , 47 % giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và tăng gần hai lần so với năm 1996
Năm 1998 : KCN đạt giá trị sản lượng 1.871 triệu USD, chiếm 20% sản xuất
nông nghiệp , đóng góp xuất khẩu 1300 triệu USD bằng 14% giá trị xuất khẩu của
10
cả nước , 65%giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng
50% so với năm 1997 .
Trong gần 10 tháng đầu năm 1999 tạo ra giá trị sản lượng 1,7 tỷ USD chiếm
20% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước , trong đó xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD
chiếm 15% giá trị xuất khẩu , tăng 20% so với năm 1998 .
Trong 6 tháng đầu năm 2000 tạo giá trị tổng sản lượng chiếm 25% giá trị
tổng sản lượng công nghiệp và chiếm 16 % giá trị xuất khẩu của cả nước , với
doanh số đạt 1,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 1 tỷ . tăng 25 % so với năm 1999
về cả doanh số lẫn giá trị xuất khẩu .
2. Khó khăn , tồn tại
Vấn đề tồn tại lớn nhất tại các KCN của ta là việc dư thừa đất đai trong KCN
, tỷ lệ lấp đầy tại các KCN là rất thấp . Theo số liệu thống kê , đến đầu năm 1999
chỉ có 24% diện tích quy hoạch cho các KCN , khu chế xuất được lấp kín bằng các
dự án đầu tư .
Có 8 KCN cho thuê 50 % diện tích .
10KCN chỉ cho thuê từ 30 -35 % diện tich .
17KCN cho thuê dưới 30% diện tích .
17 KCN chưa thực hiện được dự án nào .
KCN Nomura Hải Phòng xây dựng trên 153 ha đất với tổng số vốn đầu
tư 162 triệu USD , hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh , nhưng đến tháng
4/1999 mới cho thuê được 3ha ( 1,95% quỹ đất xây dựng ) . Tỉnh Đồng Nai có 10
KCN , khu chế xuất , nhưng giữa năm 1999 chỉ mới lấp đầy 20% diện tích .
Ơ thành phố Hồ Chí Minh ngay cả hai khu chế xuất Tân thuận và Linh Trung
cũng còn nhiều diện tích chưa có người thuê , mặc dù xây dựng từ năm 1991. Đó là
chưa kể đến số KCN sau khi xây song tường bao rồi bỏ đất hoang hoá , cuối cùng
phải giải thể như KCN Đồ Sơn Hải Phòng .
Đó là bức tranh chung KCN tại Việt Nam . Thực tế tại các địa phương chỉ có
KCN ở phía Nam : Thành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương , Đồng Nai hoạt động
11
tương đối có hiệu quả còn các KCN tại Bắc Bộ tỷ lệ diện tích đất trống còn rất
cao .Nếu như vào thời điểm năm 1999 tỷ lệ lấp đầy ở Bình Dương và Đồng Nai đã
tăng lên một cách đáng kể ( tại 7 KCN ở Bình Dương tỷ lệ lấp đầy là 43% , tại 9
KCN Đồng Nai tỷ lệ lấp đầy là 38% ) thì tại các KCN ở vùng trọng điểm Bắc Bộ tỷ
lệ lấp đầy chỉ mới đạt can 7%- một con số rất thấp và đáng lo ngại . Tỷ lệ này còn
thua kém ngay cả KCN mới thành lập , đó là KCN Phú Tài _ Bình Định tuy mới
được thành lập đã có 80% diện tích được lấp đầy .
* Nguyên nhân của những tồn tại trên :
+ Thứ nhất : Do sự tồn tại quá nhiều KCN
Các KCN không chỉ nhiều về số lượng mà diện tích quy hoạch rất rộng .
Chính và thế dẫn tới tình trạng phân tán các dự án đầu tư làm tỷ lệ thu hút vốn vào
KCN đều thấp .
Các KCN đua nhau ra đời trong tình trạng “ Trăm hoa đua nở “, quy
hoạch phát triển các KCN trên tổng thể địa bàn cả nước và từng khu vực còn thấp ,
nhiều vấn đề chưa được xử lý , thiếu sư phối hợp giữa ngành và lãnh thổ trong công
tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch các ngành các cấp . Đặc biệt một số chính quyền
còn chủ quan , thiếu tính toán các điều kiện cần thiết và đầy đủ khi quyết đinh đầu
tư xây dựng KCN tại địa phương mình . Có địa phương quy hoạch phát triển KCN
chưa xác định được hướng thu hút phát triển những loại doanh nghiệp thuộc ngành
nghề , lĩnh vực nào cho phù hợp bới địa phương mình .
Trong công tác quy hoạch và định hướng nhược điểm của chúng ta là
ham quy mô lớn , đa ngành nên KCN ,khu chế xuất nào cũng trăm ha , không phù
hợp với xu hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn có hiệu quả hơn .
+ Thứ hai : Giá thuê đất còn tương đối đắt đặc biệt là tại Bắc Bộ giá đất
thường cao hơn mặt bằng chung của các nước và cao hơn rất nhiều các tỉnh ở phía
Nam . Đó là một trong những lực cản làm cho tỷ lệ thu hút vốn đầu tư vào các
KCN ở Bắc Bộ thường kém hấp dẫn và thấp hơn các tỉnh ở phía Nam.
12
Với quy định hiện nay chính phủ cho phép các công ty phát triển hạ tầng , có
quyền ấn định giá thuê đất ấn định các kết cấu hạ tầng , giá chi thuêhoặc bán nhà
xưởng dịch vụ , các nghị định tạo quyền chủ đông cho các công ty phát triển hạ
tầng KCN . nhưng các công ty đã lợi dụng ưu đãi này đẩy giá đất lên rất cao , nhiếu
công ty chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng ngay diện tích đất cho thuê
cho doanh nghiệp thuê kại với giá thấp nhất từ 1,5 lần cho đến cao nhất là 30 lần so
với giá nhà nước cho công ty thuê . Còn giá cho thuê lại đất đã đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng tối thiểu cũng cao gấp 16 lần so với giá nhà nước cho các công ty phát
triển hạ tầng thuê . Cá biệt tại một KCN tại một tỉnh miền tây giá cho thuê đất cao
gấp 162 lần giá nhà nước cho thuê với các doanh nghiệp nước ngoài và 140 lần đối
với doanh nghiệp trong nước . Theo phản ánh của các nhà đầu tư vào các KCN phí
sử dụng cơ sở hạ tầng tại các KCN cũng rất cao từ 1,01 USD đến 1,45USD/ m
2
/
năm.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài và
doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN, khu chế xuất , nhưng giá cho thuê
đất quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư , đang diễn ra mâu thuẫn : KCN mở ra
ngày càng nhiều , xí nghiệp mọc lên lóm thóm , trong khi không ít các nhà đầu tư
lại thuê đất ngoài KCN để xây dựng nhà máy .
+ Thứ ba : Đó là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và bảo đảm . nguyên nhân
chính den tới chưa đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng có lẽ do nguồn vốn còn
hạn hẹp . Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ mới có 379 triệu USD chưa
đủ tạo ra hạ tầng hiện đại trên cả nước cũng là điều dễ hiểu .Bên cạnh một số ít các
KCN làm tốt việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều KCN còn thể hiện sự yếu
kém , mặt bằng còn dở dang nhưng đã lêu gào đâu tư . Nhiều chủ đầu tư cho rằng
cho đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn của bộ xây dựng và các ngành liên
quan về thực hiện nghị định 52 CP ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng .
Điều này đã làm cho các công trình chậm triển khai vì lhông biết làm theo cơ chế
cũ hay cơ chế mới . Trong khi tốc độ giải ngân vốn tín dụng cho các công ty phát
13
triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm , hiện nay mới chỉ có 2/3 trong tổng số 1.300 tỷ
đồng vốn tín dụng nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN được giải
ngân , vì còn vướng mắc giữa các ngân hàng cho vay và các công ty phát triển hạ
tầng can nhu cầu vay . Kết quả là nhiều nhà đầu tư đến ngã ngửa vì không thể nào
xây dựng cơ sở hạ tầng trên một mặt bằng đầy chông gai , trong khi đó ban quản lý
và các nhà thầu xây dựng đến coi như đã làm xong phần việc của mình yên tâm đệ
trình mặt bằng đã giải quyết song và KCN đã thu hút số dự án đầu tư .
+ Thứ tư : Thiếu nguồn lao động có tay nghề tại các KCN . Thực tế này
đang làm đau đầu các nhà quản lý và đầu tư . Việc chậm thực hiện chính sách đào
tạo nguồn nhân lực dẫn tới lao động cho các KCN xuất hiện nghịch lý thừa lao
động giản đơn , thiếu lao động có tay nghề . Trong số 13,7 vạn lao động đang làm
việc tại các KCN vẫn có hàng vạn lao động tại địa phương nơi có KCN đangchờ
việc làm . Chẳng hạn ở huyện Sóc Sơn Hà Nội các nhà đầu tư đã hạ chỉ trên trình
độ học vấn xuống còn 9/12 nhưnh khi tuyển chọn vẫn gặp lúng túng .
+ Thứ năm : Các chính sách về đầu tư còn chưa thay đổi kịp với sự phát
triển kinh tế , trong khi các quốc gia khác các chính sách của họ đổi mới rất nhanh
để kịp với sự chuyển biến của nền kinh tế tại Việt Nam các chính sách luật doanh
nghiệp , luật thu hút đầu tư nước ngoài chỉ mới ra đời và việc áp dụng nó còn nhiều
bất cập . Chẳng hạn chính sách áp dụng về thuế trong KCN còn có sự phân biệt
giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài
được hưởng ưu đãi lớn về thuế thì các nhà đầu tư trong nước hầu như không được
hưởng ưu đãi gì so với doanh nghiệp khác cùng ngành , cùng nghề ngoài KCN .
Ơ nước ta vấn đề thủ tục hành chính còn rườm rà và rắc rối , đây là điều mà
các nhà đầu tư vào Việt Nam nhận thấy . Nguyên nhân xâu xa chính là năng lực
của cán bộ lãnh đạo , vẫn còn tình trạng làm việc hết sức quan liêu cửa quyền và
thích gây khó dể . Chính điều này hạn chế đáng kể việc đầu tư vào các KCN .
+ Thứ sáu : Do nền kinh tế thế giới giảm sút . Đặc biệt là cuộc khủng
hoảng tài chính tại châu á ( mạnh nhất tại Đông Nam A ) vào năm 1998-1999 và
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét